danh mục sản phẩm
sản phẩm > Entero Extra
Entero Extra
Liều dùng:
Liều lượng và cách dùng
+ Trẻ em dưới 02 tuổi: hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng
+ Trẻ em trên 02 tuổi: 1-2 gói/ngày.
+ Người lớn: 2-3 gói/ngày.
Giá: 0 VNĐ Chỉ định:Công dụng
Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa rối loạn vi sinh đường ruột và bệnh lý kém hấp thu vitamin nội sinh.
Hỗ trợ điều trị để phục hồi hệ vi sinh đường ruột bị ảnh hưởng khi dùng thuốc kháng sinh hoặc hóa trị.
Hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa cấp và mạn tính ở trẻ em do nhiễm độc hoặc rối loạn vi sinh đường ruột và kém hấp thu vitamin.
Thành phần:Bào tử kháng đa kháng sinh Bacillus clausii
Mỗi gói 1g chứa:
+ Bacillus clausii ….. 108CFU
(Dạng bào tử kháng đa kháng sinh)
+ Lactobacillus acidophilus…108 CFU
Tá dược: glucose, amidon, lactose, saccharose vừa đủ.
Technology of France
Chống chỉ định
Tiền sử dị ứng với một trong các thành phần của EnteroExtra.
Thận trọng khi dùng
Khi đang điều trị thuốc kháng sinh, nên uống EnteroExtra xen kẽ vào giữa hai liều dùng kháng sinh.
Đểngoài tầm tay trẻ em.
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Bảo quản:bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ không quá 30oC.
Tiêu chuẩn: TCCS
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu cần biết thêm thông tin xin hỏi ý kiến bác sỹ.
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Phụ nữ có thai và cho con bú
Không chống chỉ định dùng EnteroExtra cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Tác động của sản phẩm khi lái xe và vận hành máy móc
EnteroExtra không gây ảnh hưởng gì đến người lái xe và vận hành máy móc.
Tác dụng không mong muốn của sản phẩm
Đến nay, không có tác dụng phụ nào được báo cáo.
Thông báo cho bác sỹ các tác dụng không mong muốn gặp phải trong khi điều trị.
Sử dụng quá liều
Đến nay, không có trường hợp lâm sàng quá liều nào được báo cáo.
CÁC ĐẶC TÍNH CỦA SẢN PHẨM
EnteroExtra là sản phẩm có chứa các bào tử Bacillus clausii bình thường sinh sống tại ruột mà không sinh bệnh. Khi uống các bào tử Bacillus clausii, nhờ vào khả năng đối kháng mạnh với các tác nhân hóa học và vật lý, Bacillus clausii đi qua hàng rào dịch acid dạ dày một cách nguyên vẹn vào ống tiêu hóa và vận chuyển thành các tế bào sinh dưỡng có khả năng hoạt động trao đổi chất.
Nhờ tác dụng của Bacillus clausii, EnteroExtrakhi uống vào góp phần khôi phục hệ vi sinh đường ruột đã bị thay đổi do nhiều nguồn gốc. Hơn nữa, Bacillus clausii có khả năng sản xuất một số vitamin đặc biệt vitamin nhóm B, chúng góp phần bổ sung vitamin thiếu hụt do việc dùng thuốc kháng sinh hóa trị. EnteroExtra có thể đóng vai trò như một kháng nguyên đặc hiệu và có tác dụng khử độc liên quan mật thiết với cơ chế tác dụng của Bacillus claussii.
Thêm vào đó, đề kháng kháng sinh ở mức độ cao, được quy cho là nhân tạo, thiết lập cơ sở cho sự hình thành một liệu pháp cơ bản để dự phòng sự thay đổi của hệ vi sinh đường ruột, xảy ra sau một tác dụng chọn lọc của kháng sinh, đặc biệt là một kháng sinh phổ rộng, hoặc tái lập cân bằng hệ vi sinh của Bacillus claussi.
Do có tác dụng đề kháng các kháng sinh, EnteroExtra có thể uống xen kẽ vào giữa hai liều dùng kháng sinh. Các kháng sinh được đề cập bao gồm: penicillins, các cephalosporins, tetracyclines, macrolides, aminoglycosides, novobiocin, chloramphenicol, thiamphenicol, lincomycin, isoniazid, cycloserine, rifampicin, nalidixic acid và pipemidic acid.
Căn cứ vào tính chất tự nhiên rất đặc biệt của hoạt chất trong EnteroExtra(bào tử Bacillus clausii) rõ ràng không thể tiến hành nghiên cứu dược động học của chúng theo chiều hướng kinh điển (nghiên cứu ADME: Hấp thu, phân bổ, chuyển hóa, bài tiết).
Trong nghiên cứu đánh giá về sự hiện diện và mất đi của Bacillus claussii: Cũng như đánh giá nồng độ Bacillus clausii trong các đoạn ruột khác nhau đã xác nhận rằng:
- Bacillus clausii xuất hiện trong phân và đạt đến nồng độ tối đa sau chỉ một ngày điều trị.
- Nồng độ Bacillus clausii đã đạt được duy trì gần như không đổi trong suốt thời gian điều trị, sau đó giảm xuống theo cấp lũy thừa trong thời gian theo dõi (50% của nồng độ tối đa vào ngày thứ 3-4; trở về nồng độ lúc ban đầu nghiên cứu vào khoảng ngày thứ 10);
- Nồng độ ruột (tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng, đại tràng) của bacilli ở con vật được điều trị cao hơn khoảng 100 lần so với nhóm chứng.
Nhà sản xuất
ISO 9001:2008
Pasteur Đà Lạt – Bộ Y tế
Công ty TNHH MTV Vắc xin Pasteur Đà Lạt.
Số 18 đường Lê Hồng Phong, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
ĐT: (063) 3836613 Fax: (063) 3827773
Website: www.davac.com.vn
Hotline (free): 1800.5555.74
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
*********
Thông tin tham khảo
TRẺ BỊ TIÊU CHẢY UỐNG KHÁNG SINH
Trẻ bị tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân như do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng đường ruột, do chế độ dinh dưỡng hoặc có thể là loạn khuẩn đường ruột do dùng kháng sinh… Nếu bé bị tiêu chảy trong khi đang dùng kháng sinh để điều trị một bệnh khác như viêm phế quản phổi, … (mà đã loại trừ các nguyên nhân khác) thì rất có thể bé đã bị loạn khuẩn ruột do dùng kháng sinh. Đây là một tác dụng phụ rất thường gặp khi uống kháng sinh.
GS TS Nguyễn Khánh Trạch , Chủ Tịch Hội Nội Khoa Việt Nam
Loạn khuẩn ruột gây tiêu chảy do dùng kháng sinh
Bình thường trong ruột chúng ta có một hệ vi khuẩn ( có khoảng 100 tỷ con) gồm nhiều loại khác nhau gọi là vi khuẩn chí. Các vi khuẩn này luôn duy trì ở thế cân bằng, nhằm tăng cường quá trình tiêu hoá, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải trừ các chất độc hại, kìm hãm và làm mất tác dụng của các vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột,…..
Theo quy luật cạnh tranh, sinh tồn, hệ vi khuẩn ruột giúp cơ thể chống nhiễm khuẩn bằng cách tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh hoặc ức chế sự phát triển của chúng, giữ ở mức độ không gây bệnh. Khi dùng kháng sinh, chúng không chỉ diệt vi khuẩn gây bệnh mà diệt luôn vi khuẩn có lợi thường xuyên có mặt trong ruột, đồng thời làm xuất hiện những chủng vi khuẩn gây bệnh độc hại và nhờn với nhiều loại kháng sinh. Những vi khuẩn này bình thường không có hoặc có rất ít trong ruột, nay không còn sự cạnh tranh sinh tồn của các vi khuẩn có lợi nữa nên tự do phát triển và gây hại. Hiện tượng này gọi là loạn khuẩn ruột.
Triệu trứng của trẻ
Tiêu chảy do loạn khuẩn ruột thường xuất hiện trong và sau khi dùng kháng sinh để điều trị các bệnh khác, hoặc chính trong đợt dùng kháng sinh để chữa tiêu chảy. Đặc điểm của loạn khuẩn ruột là:
- Bé bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày, thậm chí còn nhiều hơn cả lúc mới bị bệnh chưa uống kháng sinh (có bé đi ngoài 15 – 20 lần một ngày).
- Tiêu chảy trong loạn khuẩn ruột gây phân lỏng lẫn nhầy mũi, hoặc phân xanh, vàng lổn nhổn, có bọt, không thối hoặc phân sống, có lẫn thức ăn chưa tiêu, đôi khi lẫn máu, mũi.
- Mỗi lần đại tiện trẻ phải rặn và do tính chất axit của phân, vùng hậu môn của trẻ bị hăm đỏ.
Tình trạng tiêu chảy do loạn khuẩn kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn hấp thu và rối loạn chuyển hóa. Trẻ bị mất nước kèm theo rối loạn điện giải, dẫn đến suy dinh dưỡng, gầy sút nhanh chóng.
Về lâm sàng, chủ yếu có 3 mức độ bệnh như sau:
Thể nhẹ: Trẻ bị tiêu chảy đơn thuần, chưa có rối loạn rõ rệt về vi khuẩn chí đường ruột. Bệnh dễ khỏi sau khi ngừng kháng sinh.
Thể nặng: Trẻ bị viêm tiểu kết tràng và có tổn thương thực thể ở ruột kết. Bệnh biểu hiện chủ yếu như một hội chứng lỵ, mỗi lần đi ngoài trẻ rặn nhiều, phân có nhầy mũi hoặc máu mũi.
Thể hội chứng tả: Thể này ít gặp nhưng nặng, do tụ cầu gây ra.
Cách phòng ngừa và điều trị loạn khuẩn ruột khi bé bị tiêu chảy:
PGS - TS Nguyễn Tiến Dũng , Trưởng Khoa Nhi Bệnh Viện Bạch Mai
Để điều trị tiêu chảy do loạn khuẩn đường ruột cần tái lập lại hệ vi khuẩn có lợi bình thường ,việc này sẽ giúp khôi phục lại quá trình tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng nhanh nhất. Cách điều trị phải tuỳ theo tình trạng bệnh của trẻ.
Với các trường hợp nhẹ thì khi ngừng dùng kháng sinh, triệu chứng sẽ thuyên giảm rõ rệt hoặc có thể khỏi hẳn. Trong trường hợp loạn khuẩn mà vẫn phải dùng kháng sinh hoặc bị loạn khuẩn nặng thì phải điều trị hỗ trợ thêm các men vi sinh chứa các loại vi khuẩn có lợi (có tác dụng cân bằng lại các chủng vi khuẩn đường ruột).
Điều trị tiêu chảy theo phác đồ mới của Tổ chức Y tế Thế giới
WHO và UNICEF vừa khuyến cáo liệu trình mới điều trị tiêu chảy ở trẻ em dựa trên nền của liệu trình cũ có cải tiến và thu được kết quả cao hơn. Có 3 vấn đề trong liệu trình điều trị tiêu chảy ở trẻ em mới theo WHO, UNICEF. Đó là: dùng oresol có tỷ trọng thấp (so với oresol cũ), kết hợp với bổ sung kẽm và dùng các thuốc chống tiêu chảy (chống loạn khuẩn, bảo vệ niêm mạc đường ruột).
GS -TS Tạ Long , Chủ tịch hội tiêu hóa Việt Nam
1. Dùng oresol (mới) có tỷ trọng thấp
Dung dịch oresol (mới) có nồng độ natrichlorid 2,6g/l; glucose 13,5g/l và có tổng độ thẩm thấu (245mOsm/l), trong khi đó dung dịch oresol (cũ) có nồng độ natrichlorid 3,5g/l; glucose (20g/l) và tổng độ thẩm thấu (311mOsm/l). Như vậy, dung dịch oresol mới có tỷ trọng thấp hoặc có tổng độ thẩm thấu thấp hơn dung dịch oresol cũ. Các nghiên cứu cho thấy: nhóm trẻ dùng dung dịch oresol có tỷ trọng thấp (mới) làm giảm tới 33% số trẻ phải truyền dịch, làm giảm 20% số lượng phân bài tiết và làm giảm 30% số trẻ bị nôn so với nhóm trẻ dùng dung dịch oresol có tỷ trọng cao (cũ).
2. Kết hợp với việc bổ sung kẽm
Kẽm có vai trò quan trọng trong việc tăng cường chức năng miễn dịch và hồi phục biểu mô ruột. Trong khi đó, tại các nước đang phát triển (trong đó có nước ta) bình thường đã có tới 30-40% trẻ em thiếu kẽm (theo Viện Dinh dưỡng quốc gia). Vì vậy việc bổ sung kẽm trong tiêu chảy ở trẻ em lại càng cần thiết.Trong điều trị tiêu chảy cấp: Các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng (có so sánh với nhóm chứng) chỉ ra rằng trẻ 1 tháng đến 5 tuổi (không phân biệt tuổi, tình trạng dinh dưỡng) nhóm dùng kẽm với liều 5-45mg/ngày đã làm giảm 20% thời gian tiêu chảy, giảm 18-59% số lượng phân và với liều 10-20mg/ ngày (trong 14 ngày) đã làm giảm độ nặng, thời gian mắc của bệnh so với nhóm chứng không dùng kẽm.
PGS , TS Đào Văn Long , Tổng Thư Ký hội tiêu hóa Việt Nam , Trưởng khoa tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai
Trong tiêu chảy kéo dài: Các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng (có so sánh với nhóm chứng) chỉ ra rằng nhóm trẻ có dùng kẽm sẽ làm giảm được 24% trẻ bị tiêu chảy, giảm 42% tỷ lệ thất bại điều trị hay tử vong so với nhóm không dùng kẽm. Riêng với nhóm dưới 1 tuổi là trẻ trai, bị gầy còm hoặc trẻ có nồng độ kẽm trong huyết tương thấp hơn bình thường thì sự đáp ứng với kẽm tỏ ra tốt hơn. Nhận xét chung là dùng kẽm sẽ làm giảm thời gian và độ nặng của bệnh tiêu chảy kéo dài.
Ngoài việc dùng kẽm trong điều trị, dự phòng, nhóm trẻ bổ sung đủ kẽm cũng làm giảm tỷ lệ tiêu chảy khoảng 18% so với nhóm trẻ không bổ sung kẽm.Dùng loại kẽm sulfat, kẽm acetat hay kẽm gluconat đều cho kết quả như nhau. Khi dùng, cần tính toán theo liều quy ra kẽm (như nói trên).
3. Dùng các thuốc chữa tiêu chảy
- Thuốc chế từ vi khuẩn lành tính
Mục tiêu dùng các thuốc này là chống loạn khuẩn, kích thích tăng sản xuất IgA, phục hồi khả năng hấp thu của niêm mạc ruột, thường dùng các thuốc:
+ Lactobacillus acidophilus (Floris) chế từ vi khuẩn Lactobacillus acidophilus đông khô. Nhờ acid lactic và các chất kháng sinh (chưa rõ công thức) tiết ra từ vi khuẩn mà chế phẩm sẽ lập lại cân bằng sinh thái vi khuẩn ruột, chống loạn khuẩn ruột, kích thích tăng sản xuất IgA, phục hồi khả năng hấp thu của niêm mạc ruột.
+ Bacillus clausii (Enterogermina) là hỗn dịch chứa các bào tử Bacillus clausii có tác dụng khôi phục lại cân bằng sinh thái vi khuẩn ruột, chống loạn khuẩn, đồng thời sản xuất một số vitamin nhóm B, đối kháng và khử độc với các tác nhân gây tiêu chảy.
- Thuốc chế từ chất có độ nhớt cao:
+ Dioctahedral smetit (smetic, smecta): Thuốc có cấu trúc xốp và có độ nhớt cao, tương tác với glycoprotein của dịch nhầy, làm tăng sức chịu đựng của lớp gel dính trên niêm mạc ruột khi bị các vi khuẩn tấn công, do vậy thuốc bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa. Các nghiên cứu cho thấy dùng nhóm thuốc này sẽ làm giảm thời gian tiêu chảy so với nhóm không dùng thuốc. Không dùng thuốc này chữa tiêu chảy nhiễm độc vì thuốc làm chậm sự hấp thu của các thuốc khác (nếu dùng với các thuốc khác thì phải cách các thuốc khác một thời gian nhất định).
Đây là phác đồ mới trong điều trị tiêu chảy. các bậc cha mẹ có thể tham khảo để hiểu về cơ chế, còn xử dụng như thế nào thì cần phải có chỉ định của bác sỹ.
Điều quan trọng là vấn đề phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ, đó là phải đảm bảo vệ sinh ăn uống , vệ sinh an toàn thực phẩm. Vệ sinh dụng cụ chứa đựng, chế biến thức ăn cho trẻ.Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng ( khi pha sữa, chuẩn bị bữa ăn, sau khi đi vệ sinh, thay tã lót …) là rất quan trọng.
Ts.Bs.Ngô Huy Toàn
Tiêu chảy cấp ở trẻ và thuốc điều trị
Tiêu chảy cấp là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, bệnh gây tỉ lệ tử vong cao ở các nước kém phát triển do không được điều trị tích cực, kịp thời ngay từ đầu.
Nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ là do vi khuẩn hoặc virut. Các yếu tố thuận lợi như trẻ nhỏ, hoàn cảnh sống chật chội, ăn uống không phù hợp với trẻ lại mất vệ sinh, sự biến đổi của khí hậu làm cho bệnh dễ phát sinh.
Riêng tiêu chảy cấp do Rotavirus thì tần suất mắc ở các nước phát triển và kém phát triển tương tự nhau, thường xuất hiện ở trẻ dưới 2 tuổi, bệnh thường xảy ra rải rác trong cả năm.
Khi trẻ bị tiêu chảy cần cho uống ngay oresol để bù nước và chất điện giải.
Các dấu hiệu thường gặp
Tiêu chảy: Trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều nước trên 3 lần/ngày có thể tới 9 - 10 lần hoặc hơn, thời gian có thể kéo dài tới 5 - 6 ngày.
Nôn: Tiêu chảy do Rotavirus thường nôn nhiều hơn tới trên 80% số trẻ mắc. Trẻ có thể nôn một vài lần/ngày, cũng có trẻ nôn liên tục tự nhiên hoặc sau khi ăn uống vì thế làm cho trẻ mất nước và chất điện giải nhanh.
Sốt: Hầu hết chỉ sốt nhẹ hoặc sốt vừa. Rất hiếm gặp trường hợp sốt cao do được điều trị sớm.
Với các triệu chứng trên làm trẻ mệt mỏi, có dấu hiệu mất nước từ nhẹ tới vừa khoảng 60 - 70% như môi khô, khát nước, da khô nếp nhăn lâu mất, đi tiểu ít, khóc không có nước mắt.
Chữa thế nào?
Trước hết phải coi tất cả những trường hợp tiêu chảy cấp do bất kỳ nguyên nhân nào cũng có thể đưa đến mức độ nặng gây tử vong, do đó cần điều trị tích cực ngay từ đầu và luôn theo dõi trẻ.
Thuốc điều trị
Bù nước và điện giải là cấp cứu đầu tiên: Tốt nhất là uống oresol (ORS). Hiện nay có nhiều loại gói và viên oresol khác nhau pha trong 200ml, 250ml hay trong 1.000ml, vì vậy phải chuẩn bị dụng cụ đong nước cho phù hợp với các hướng dẫn ghi trên gói ORS, dụng cụ sạch sẽ, rửa tay trước khi pha. Dung dịch ORS đã pha chỉ dùng trong 24 giờ. Khi cho trẻ uống cần chú ý:
Với trẻ dưới 2 tuổi cho uống từng thìa nhỏ cách nhau 1 - 2 phút.
Trẻ lớn hơn cho uống từng ngụm bằng cốc.
Nếu trẻ nôn, đợi 10 phút sau đó uống chậm hơn.
Liều lượng ORS được tính như sau: (xem bảng)
Tuổi |
Lượng ORS sau mỗi lần đi ngoài |
Lượng ORS cần cung cấp để dùng tại nhà |
Dưới 24 tháng tuổi | 50 - 100 ml | 500 ml / ngày |
2 - 10 tuổi | 100 - 200 ml | 1000 ml / ngày |
Trên 10 Tuổi | Uống theo nhu cầu | 2000 ml / ngày |
Những năm gần đây, nhờ nghiên cứu mới về phân loại mất nước và điều trị, ngoài việc sử dụng ORS với độ thẩm thấu thấp còn được bổ sung kẽm (Zn) 10mg/ngày đã mang lại kết quả rất tốt.
Việc sử dụng kháng sinh để trị tiêu chảy ở trẻ nhỏ sẽ do chỉ định của bác sĩ phù hợp với bệnh.
Thuốc là vi sinh vật giúp ổn định tạp khuẩn ruột. Trong ruột già chúng ta có rất nhiều vi khuẩn gọi là hệ tạp khuẩn ruột. Khi hệ này bị rối loạn, vi khuẩn có ích bị chết đi, một số vi khuẩn gây bệnh tăng sinh sẽ dẫn đến tiêu chảy. Thuốc loại này là các chế phẩm chứa các vi sinh vật có ích như: tế bào men (levure như Saccharomyces cerevisiae), vi khuẩn (Lactobacillus acidophilus, vi khuẩn loại bifidus...) nhằm tái lập lại cân bằng của hệ tạp khuẩn ruột.
Thuốc là chất hấp phụ: chất hấp phụ là chất trơ về mặt hóa học và có cấu trúc đặc biệt có khả năng hút giữ vi khuẩn, độc tố vi khuẩn, siêu vi, khí sinh ra trong ống tiêu hóa là những thứ làm kích thích niêm mạc và sau đó được thải ra ngoài kéo theo các chất mà nó hút giữ. Chất hấp phụ không hòa tan và không hấp thụ nên dùng tương đối an toàn và có cơ chế tác dụng như vừa kể, nên chất hấp phụ thích hợp điều trị tiêu chảy có kèm trướng bụng và do đường tiêu hóa bị nhiễm độc (ngộ độc thức ăn, nhiễm khuẩn).
Chất hấp phụ được dùng trị tiêu chảy phổ biến là hợp chất vô cơ như smectite, attapulgite, đặc biệt là than hoạt. Khi sử dụng thuốc là chất hấp phụ cần lưu ý, chỉ sử dụng thuốc này trước hoặc sau khi uống các loại thuốc khác cần sự hấp thu vào máu ít nhất 2 giờ, bởi vì chất hấp phụ không được hấp thu sẽ cản trở sự hấp thu của thuốc uống cùng với nó.
Tóm lại, trong điều trị tiêu chảy có nhiều loại thuốc và có khá nhiều điều phức tạp cần lưu ý. Trước khi tính đến việc dùng thuốc cầm tiêu chảy, bao giờ cũng phải nghĩ đến việc bù nước và chất điện giải, tức dùng gói oresol. Nêu lưu ý tránh dùng thuốc nằm trong nhóm thuốc làm liệt nhu động ruột. Ví dụ, paregoric chứa cao thuốc phiện (gây nghiện), chống chỉ định đối với trẻ dưới 5 tuổi. Diphenoxylat, loperamid là thuốc tổng hợp không gây nghiện, ít tác dụng hơn nhưng vẫn tránh dùng ở trẻ dưới 2 tuổi. Không sử dụng thuốc chống nôn.
Chế độ dinh dưỡng
Tiếp tục cho trẻ ăn hoặc tiếp tục bú mẹ khi trẻ đang bú. Nếu không được bú sữa mẹ thì cho ăn như thường lệ, thức ăn cần được nấu kỹ và nghiền nhỏ. Nếu trẻ đang uống sữa bột thì nên chuyển sang loại sữa dành riêng cho trẻ tiêu chảy không có đường lactose. Khi trẻ đã có một trong các triệu chứng như đi ngoài nhiều lần hơn, phân nhiều nước hoặc có máu nhầy khi bị lỵ trực khuẩn, nôn liên tục, khát nước nhiều, ăn uống kém và sốt cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế.
Để không bị tiêu chảy
Cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, ăn uống hợp vệ sinh, giữ chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh suy dinh dưỡng, cho trẻ uống vắc-xin ngừa tiêu chảy.
BS. Phạm Thị Thục
Những nguy cơ gây tiêu chảy cấp ở trẻ em
Nguyên nhân gây bệnh
Theo PGS.TS Nguyễn Gia Khánh, Chủ nhiệm Bộ môn Nhi ĐH Y, trẻ từ 6 - 11 tháng tuổi có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao nhất, khi trẻ bắt đầu ăn sam. Những trẻ em bị suy dinh dưỡng cũng dễ mắc bệnh tiêu chảy hơn so với những đứa trẻ khác và thông thường, các đợt tiêu chảy kéo dài hơn, hậu quả xấu nhất có thể dẫn đến tử vong nếu trẻ bị suy dinh dưỡng nặng.
Nếu trẻ đang ở trong tình trạng bị suy giảm miễn dịch tạm thời (sau khi bị sởi, bị AIDS…) cũng dễ bị virus tiêu chảy tấn công.
Tiêu chảy thường xảy ra theo mùa và theo địa dư. Ở vùng ôn đới, vào mùa nóng, bệnh tiêu chảy thường do vi khuẩn gây ra, còn vào mùa lạnh, tác nhân gây tiêu chảy lại do virus gây nên. Còn ở vùng nhiệt đới, tiêu chảy do vi khuẩn gây nên xảy ra cao điểm vào mùa mưa và nóng, tiêu chảy do Rotavirut lại xảy ra cao điểm vào mùa khô lạnh.
Ngoài những nguyên nhân trên, theo PGS.TS Khánh, nhiều tập quán ăn uống, chăm sóc của người lớn cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ em.
Những tập quán làm tăng nguy cơ tiêu chảy cấp
Cho trẻ bú chai: Chai và bình sữa rất dễ bị ô nhiễm bởi các vi khuẩn đường ruột, hơn nữa, nó lại rất khó đánh rửa, vì vậy, khi cho sữa vào rất dễ bị ô nhiễm. Nếu trẻ không uống hết lượng sữa trong bình một lúc, nên bỏ ngay lượng sữa còn lại, nếu không sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy phát triển.
Trong thời kỳ ăn sam, trẻ hay bị tiêu chảy vì bố mẹ cho trẻ ăn thức ăn đặc nấu chín để lâu ở nhiệt độ phòng bị ô nhiễm, hoặc thức ăn đó bị lên men. Hoặc nếu uống phải nguồn nước bị nhiễm bẩn hoặc các dụng cụ chứa nước bị nhiễm bẩn cũng có thể là tác nhân gây bệnh tiêu chảy.
PHÒNG CHỐNG BỆNH TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM
Thời gian gần đây, do thời tiết thay đổi bất thường nên thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây tiêu chảy dễ bùng phát và xâm nhập qua đường thức ăn gây bệnh cho trẻ em. Tính từ đầu tháng 6 đến nay Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tiếp nhận 122 ca bệnh nhân bị tiêu chảy cấp. Độ tuổi mắc bệnh tiêu chảy cấp chủ yếu là trẻ em dưới 12 tháng tuổi nhất là những trẻ suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng. Tiêu chảy cấp là bệnh nguy hiểm gây tình trạng mất nước dẫn đến trụy tim mạch, suy kiệt có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời, bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng và sự phát triển của trẻ.
Để giúp các bậc phụ huynh hiểu thêm về cách phòng chống bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em chúng tôi có cuộc trao đổi với Bs Nguyễn Thị Thu Hà khoa Nhi BVĐK tỉnh về vấn đề này.
P/V: Thưa Bs, Bs hãy cho biết dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em?
Bs Nguyễn Thị Thu Hà: Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bệnh tiêu chảy cấp là trẻ đi ngoài phân lỏng trên 3 lần trong ngày, nôn, sốt, biếng ăn, quấy khóc nguyên nhân thường do ăn, uống phải những thức ăn bị nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc với phân người bị mắc bệnh, ngoài ra trẻ còn mắc bệnh do Rotavirus.
P/V: Vậy khi trẻ bị bệnh tiêu chảy cấp thì dẫn đến biến chứng như thế nào?
Bs Nguyễn Thị Thu Hà: Biến chứng thường gặp ở trẻ bị tiêu chảy cấp là mất nước nhiều, rối loạn điện giải, suy thận cấp, trụy tim mạch có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
P/V: Bs hãy cho biết cánh để phòng tránh bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em?
Bs Nguyễn Thị Thu Hà: Cho trẻ bú mẹ đủ ít nhất 6 tháng đầu đời, ăn chín uống sôi, sử dụng nguồn nước sạch, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, vệ sinh nhà cửa thoáng mát và xử lý phân hợp vệ sinh. Khi gia đình có trẻ bị tiêu chảy cấp các bậc phụ huynh nên cho trẻ uống bù nước như nước sôi để nguội, nước gạo rang, nước dừa, tuyệt đối không cho trẻ uống các loại nước ngọt có ga, cần bổ sung chế độ dinh dưỡng cho trẻ không nên kiêng khem nên chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ. Tốt nhất khi phát hiện trẻ bị bệnh tiêu chảy cấp các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời, để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Xin cảm ơn Bs đã tham gia cùng chúng tôi cuộc trao đổi này.
Hoàng Lan (thực hiện)-Trung tâm TT/GDSK
Bệnh tiêu chảy
Trong thời gian qua, báo chí và các quan chức y tế bàn nhiều về nguyên nhân của bệnh tiêu chảy cấp tính (mà báo chí ngày nay gọi là“tiêu chảy cấp nguy hiểm”). Các bàn thảo này cho ấn tượng rằng ăn thịt chó hay mắm tôm là nguyên nhân của bệnh tiêu chảy cấp tính. Nhưng sự thật có lẽ không đơn giản như thế. Trong bài này, chúng tôi trình bày các thông tin đơn giản để bạn đọc hiểu được bệnh tốt hơn. |
||||
|
Chế độ ăn trong bệnh tiêu chảy cấp tính ở trẻ em
Tiêu chảy (TC) là bệnh rất phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, TC là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong cho trẻ em. ở các nước đang phát triển người ta ước tính có tới 1,3 ngàn triệu lượt trẻ em bị tiêu chảy và 4 triệu trẻ em dưới 5 tuổi hàng năm chết vì tiêu chảy. Trong đó 80% tử vong xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Nguyên nhân chính của tử vong là do cơ thể bị mất nước và điện giải. Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ. Bệnh tiêu chảy là một vấn đề y tế toàn cầu, là gánh nặng kinh tế đối với các nước đang phát triển.
Để rút ngắn thời gian tiêu chảy, giảm bớt tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong, việc bồi phụ nước và điện giải bằng đường uống và chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng. Nuôi dưỡng có tác dụng thúc đẩy sự hồi phục sớm niêm mạc ruột, chức năng tụy và sản xuất các men disac charidase ở vi nhung mao làm cho chức năng tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng chóng hồi phục.
Tiêu chảy cấp là trẻ đi ngoài khởi đầu cấp tính, phân lỏng hoặc tóe nước, ngày > 3 lần, kéo dài không quá 14 ngày (thường dưới 7 ngày).
Nguyên nhân các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy
Các yếu tố nguy cơ
- Tuổi: Hầu hết các đợt tiêu chảy cấp xảy ra trong 2 năm đầu của cuộc sống, cao nhất ở trẻ 6 - 11 tháng tuổi, lứa tuổi này trẻ bắt đầu chuyển sang ăn sam, kháng thể thụ động từ mẹ truyền sang giảm đi, kháng thể chủ động chưa có.
- Tình trạng dinh dưỡng: Trẻ bị suy dinh dưỡng dễ mắc tiêu chảy, các đợt tiêu chảy thường kéo dài, dễ bị tử vong, nhất là các trẻ bị suy dinh dưỡng nặng.
-. Tình trạng suy giảm miễn dịch: Trẻ bị suy giảm miễn dịch tạm thời như sau sởi, thủy đậu...
- Các tập quán ăn uống không hợp lý: Cho trẻ bú bình : bình sữa dễ bị ô nhiễm bởi các vi khuẩn đường ruột, khó rửa sạch, trẻ bú không hết để lâu vi khuẩn phát triển dễ gây tiêu chảy. Trẻ không được bú mẹ trong 6 tháng đầu, đặc biệt là không được bú sữa non ngay sau đẻ. Thức ăn bị ô nhiễm do nấu, không chín hoặc nấu để lâu bị ô nhiễm, hoặc thức ăn đã bị ôi thiu trước khi chế biến.Nước uống bị nhiễm bẩn do nguồn nước bị ô nhiễm, uống nước chưa đun sôi.Không rửa tay sau khi đi ngoài, không rửa tay trước khi chế biến thức ăn cho trẻ. Xử lý phân không tốt.
Nguyên nhân:
- Do virus: Rotavirus là tác nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em, chiếm 60%. ít nhất 1/3 số trẻ dưới 2 tuổi ít nhất bị một đợt tiêu chảy do Rotavirus; Các virus khác: Adenovirus, Norwalk virus cũng gây tiêu chảy.
- Do vi khuẩn: E.coli: Gây 25% tiêu chảy cấp; Trực trùng lị Shigella là tác nhân gây lỵ trong 60% các đợt lỵ; Salmonella không gây thương hàn; Campylobacter jejuni; Vi khuẩn tả Vibrio cholerae 01
- Do ký sinh trùng: Entamoeba histolytica; Giardia lambia; Cryptosporidium
Hậu quả của tiêu chảy : Mất nước và điện giải, làm giảm khối lượng tuần hoàn dẫn đến truỵ tim mạch và có thể tử vong.
Trong điều trị tiêu chảy điều quan trọng nhất là bù lượng nước, điện giải và chế độ ăn của trẻ.
- Hồi phục nước và điện giải
Tùy theo mức độ mất nước mà điều trị tại nhà hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế.
- Mất nước mức độ A (mất nước nhẹ) điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường bằng dung dịch ORS, nước đun sôi để nguội hoặc các dung dịch chế từ thực phẩm như nước cháo muối, nước gạo rang, nước cà cốt + muối, nước chuối, hồng xiêm...
- Mất nước mức độ B(mất nước vừa) Trẻ cần được điều trị tại cơ sở y tế. Cách điều trị tốt nhất là cho uống ORS, số lượng dịch cần cho uống sau mỗi lần đi ngoài là:
- Trẻ dưới 2 tuổi: 50 - 100 ml
- Trẻ 2 - 10 tuổi: 100 - 200 ml
- Trẻ 10 tuổi trở lên uống theo nhu cầu: Số lượng dịch cần cho trẻ uống trong 4 giờ đầu có thể tính như sau: Số lượng dịch (ml) = Cân nặng (kg) x 75.
- Cách cho trẻ uống
- Trẻ < 2 tuổi cho uống từng ngụm bằng cốc.
- Nếu trẻ nôn, đợi 10 phút rồi tiếp tục cho uống, nhưng cho uống chậm hơn, uống từng thìa cách nhau 2 - 3 phút.
Sau 4 giờ đánh giá lại tình trạng mất nước nếu xuất hiện mất nước nặng (mất nước độ C) cần đưa trẻ đi bệnh viện để điều trị phục hồi nước và điện giải bằng đường tĩnh mạch (truyền dịch).
- Các loại dịch dùng trong điều trị tiêu chảy:
-. ORS(orerol) hoặc hydrit
Là dung dịch tốt nhất để điều trị mất nước (1 gói ORS có chứa: Glucose: 20g, natri clorid 3,5g, kali clorid 1,5g, natri bicarbonat 2,5g).
Cách pha dung dịch ORS: Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi pha. Đổ bột trong gói vào một cái bình hoặc ấm tích sạch, đong 1 lít nước sạch đun sôi để nguội đổ vào bình chứa, ngoáy kỹ đến khi bột tan hoàn toàn, đậy bình lại cho trẻ uống trong vòng 24 giờ. Đổ dung dịch đã pha đi khi đã quá 24 giờ và lại pha dung dịch mới.
Hoặc có thể dùng loại gói nhỏ, mỗi gói pha với 200ml cho trẻ uống dần
Nếu dùng viên hydrit hoặc gói bột : pha 1 v hoặc 1 gói với 200ml cho trẻ uống dần
Có thể dùng các dung dịch bồi phụ nước và điện giải tự chế tại nhà như sau :
-Nước cháo muối
Dùng 1 nắm gạo (50g), 1 nhúm muối (3,5 g) và 6 bát ăn cơm nước sạch, đun nhừ, lọc qua rá cho trẻ uống dần.
- Nước gạo rang muối
Gạo rang vàng 50 g, cho 1 thìa gạt cà phê muối ăn (3,5 g) + 6 bát ăn cơm nước nấu nhừ, lọc qua giá cho trẻ uống dần.
- Nước chuối, hồng xiêm
Chuối hoặc hồng xiêm 5 quả xay hoặc nghiền nát với 1 lít nước sôi để nguội, cho 1 thìa gạt muối (3,5g) cho trẻ uống dần.
Trường hợp trẻ mất nước nặng : Trẻ vật vã kích thích hoặc li bì, uông nước bị nôn, đi đái ít, khóc không ra nước mắt, da nhăn nheo, mắt trũng, môi khô phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để truyền dịch
. Chế độ ăn khi trẻ bị tiêu chảy
Mặc dầu trong thời gian bị tiêu chảy cấp, quá trình hấp thu thức ăn có giảm hơn bình thường, nhưng lượng hấp thu qua ruột vẫn được khoảng 60%, do vậy trong suốt quá trình tiêu chảy cần cho trẻ ăn đủ khẩu phần, không được bắt trẻ nhịn, kiêng khem, thì trọng lượng cơ thể sẽ tiếp tục tăng với tốc độ gần như bình thường. Nếu không ăn đủ khẩu phần trẻ sẽ bị sụt cân dẫn đến suy dinh dưỡng.
- Các thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy
- Gạo (bột gạo), khoai tây
- Thịt gà nạc, thịt lợn nạc, cá nạc
- Sữa đậu tương (đậu nành), sữa chua, sữa có ít hoặc không có lactose
- Dầu thực vật
- Cà rốt, hồng xiêm, chuối, táo
- Tùy theo lứa tuổi và chế độ ăn của trẻ trước khi bị tiêu chảy để sử dụng chế độ ăn thích hợp.
+ Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ: Tiếp tục cho bú bình thường và tăng số lần bú. Nếu trẻ không có sữa mẹ thì cho trẻ ăn sữa bò hoặc sữa bột công thức mà trước đó trẻ vẫn ăn nhưng phải pha loãng 1/2 trong vòng 2 ngày.
+ Trẻ từ 6 tháng tuổi: Ngoài sữa mẹ và sữa thay thế như trên cần cho trẻ ăn thêm nhiều lần và từng ít một các thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt nạc, cá nạc, trứng, sữa... và cho thêm một ít dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần.Thức ăn cần mềm, nấu kĩ, nấu loãng hơn bình thường và cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm, nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn. Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả như: chuối, cam, xoài, đu đủ, hồng xiêm... để tăng thêm lượng kali, beta, caroten, vitamin C...
- Các thực phẩm không nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy:
- Tránh dùng các loại nước giải khát công nghiệp, các loại thức ăn có chứa nhiều đường vì những thức uống, ăn này có thể làm tăng tiêu chảy do tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột kéo nước trong tế bào vào lòng ruột.
- Tránh dùng các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như: Các loại rau thô (măng, rau cần), tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ) khó tiêu hóa.
- Số lượng thức ăn:
- Cần khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt, trẻ nhỏ cho ăn 6 lần/ngày hoặc nhiều hơn.
- Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp cho trẻ hồi phục nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa trong 2 tuần liền.
Ths. Bs Lê Thị Hải